FAQ
Khi thay đổi nơi làm việc do sự sắp xếp của Chế độ cấp phép tuyển dụng thì lần thay đổi đó có được tính vào số lần thay đổi nơi làm việc không?
- Khi giấy phép tuyển dụng được Trung tâm tuyển dụng cấp tức là hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài và chủ lao động đã được hình thành, Theo khoản 1, điều 25「 Luật quy định về tuyển dụng lao động nước ngoài」sơ đồ xử lý hạn chế tuyển dụng đối với nơi làm việc, sự sắp xếp nơi làm việc do Trung tâm việc làm cũng bao gồm trong nguyên nhân thay đổi nơi làm việc.
Luật quản lý tuyển dụng người nước ngoài có áp dụng thay đổi tư cách lưu trú từ D-3 sang E-9 không?
- Theo Nghị định thay đổi Luật quản lý xuất nhập cảnh ngày 1/6/2007, những lao động có visa D-3 nếu hết thời gian lưu trú có thể đổi sang visa E-9 trong trường hợp lao động đến từ quốc gia có ký kết bản ghi nhớ về Chế độ tuyển dụng lao động, là đối tượng áp dụng theo Luật tuyển dụng lao động nước ngoài.
Liệu lao động có thể đăng ký thay đổi nơi làm việc do bị chủ lao động bạo hành không?
- Theo khoản 1 điều 25 Luật quy định về tuyển dụng lao động người nước ngoài, người lao động nước ngoài có thể đăng ký thay đổi nơi làm việc nếu do lỗi từ phía chủ sử dụng lao động.
- Người lao động có thể đăng ký thay đổi nơi làm việc nếu xác nhận được nguyên nhân không phải do trách nhiệm của người lao động nước ngoài và người lao động không thể tiếp tục làm việc ở nơi đó được.
Người lao động nước ngoài có thể thay đổi giữa các ngành nghề do tình trạng sức khỏe được không?
- Nếu người lao động bị chẩn đoán bị viêm da tiếp xúc hoặc bị khô da và được bác sĩ chỉ định tình trạng bệnh có thể nặng hơn do làm việc trong lĩnh vực ngư nghiệp Cần cân nhắc kỹ vì rất khó để tránh gió và nước biển, do đặc trưng của ngành ngư nghiệp Nhận định đây là lí do bất khả kháng, rất khó để có thể tiếp tục làm việc trong lĩnh vực ngư nghiệp. Ngoại lệ cho phép người lao động có thể thay đổi nơi làm việc, và chuyển sang ngành nghề khác.
- Tuy nhiên, người lao động chỉ có thể chuyển sang ngành nông nghiệp và chăn nuôi.
※ Đối với trường hợp trên, người lao động xác nhận được chính xác bệnh và được ngoại lệ thay đổi ngành nghề.
Đối với người nước ngoài có visa làm việc trong ngành chế tạo đã thay đổi sang ngành nghề khác có thể chuyển lại về ngành chế tạo không?
- Trong ngành chế tạo, đối với lao động nước ngoài nhập cảnh thông thường, khi thay đổi nơi làm việc Khi đăng ký thay đổi ngành nghề nhiều lần sang các ngành khách ngoại trừ ngành chế tạo như xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi Có thể thay đổi giữa các ngành nghề và người đăng ký thay đổi nơi làm việc tiếp tục làm việc bình thường ở ngành nghề tương ứng Và khi có vấn đề dẫn đến việc thay đổi nơi làm việc, có thể thay đổi nơi làm việc sang ngành chế tạo.
Liệu có hỗ trợ gì cho người lao động nước ngoài nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ khi đăng ký thay đổi nơi làm việc mà người lao động chưa nhận được thông báo về việc thay đổi tuyển dụng?
- Trung tâm tuyển dụng có trách nhiệm lên danh sách định kỳ lao động nước ngoài mà chủ lao động đăng ký thay đổi tuyển dụng nhưng vẫn chưa đăng ký thay đổi nơi làm việc, và tiền hành theo dõi đặc biệt để người lao động nước ngoài có thể đăng ký thay đổi Nơi làm việc trong vòng 1 tháng sau khi chuyển việc.
Trong thời gian tìm việc, liệu người lao động có được hỗ trợ khi chưa thể tìm được việc mới do nơi làm việc bị đóng cửa không? (Trường hợp người lao động không tìm được việc mới trong thời gian tìm việc?)
- Trường hợp người lao động không thể thay đổi được nơi làm việc hoặc tìm việc mới trong 3 tháng tìm việc, Trường hợp hết thời hạn làm việc (3 năm hoặc 4 năm 10 tháng), người lao động nhất định phải về nước.
Hỗ trợ thay đổi nơi làm việc, rời nơi làm việc không báo trước do tai nạn lao động
- Trường hợp người lao động phải rời nơi làm việc không báo trước do bị tai nạn lao động, không thể tiếp tục làm việc tiếp được, Trường hợp người lao động xác định không thể tiếp tục làm việc, cần viết đơn trình báo, khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe với văn phòng quản lý xuất nhập cảnh kèm với Đơn đăng ký thay đổi nơi làm việc. Đây là trường hợp ví dụ về việc xử lý thay đổi từ nhân thân lao động bất hợp pháp sang hợp pháp.
Trợ cấp thôi việc là gì?
- Là khoản trợ cấp cho những lao động làm việc liên tục trên 1 năm và xin nghỉ việc Chủ lao động phải chi trả khoản tiền tương ứng với trên 30 ngày số tiền lương bình quân trong 1 năm liên tục làm việc.
Trường hợp nào được nhận trợ cấp thôi việc?
- Trường hợp người lao động nước ngoài mong muốn nghỉ việc : Trường hợp trước và sau khi nghỉ việc, lao động nước ngoài chưa làm việc đủ 1 năm liên tục sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc và
- Bảo hiểm hết hạn xuất cảnh.
Bảo hiểm hết hạn xuất cảnh và trợ cấp thôi việc được tính toán như thế nào?
- Theo khoản 3 điều 21 Nghị định Luật tuyển dụng người nước ngoài : Trường hợp Tiền bảo hiểm hết hạn nhập cảnh theo quy định tại khoản 2, nhỏ hơn so vớ tiền trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 8 Luật bảo đảm tiền lương thôi việc cho người lao động, chủ sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động nước ngoài khoản chênh lệch đó.
Quấy rối tình dục nơi làm việc là gì?
- Chủ sử dụng lao động, cấp trên hoặc người lao động lợi dung chức vụ nơi làm việc có các hành vi như sau đối với những người lao động khác
- 1) Làm người khác cảm thấy xấu hổ, sỉ nhục về giới tính thông qua lời nói liên quan đến tình dục
- 2) Các hành vi phân biệt đối xử tại nơi làm việc vì không thỏa mãn những nhu cầu tình dục hoặc nhu cầu khác.
Tiêu chuẩn đánh giá quấy rối tình dục nơi làm việc la gì?
- Lời nói và hành động có liên quan đến tình dục
- 1) Hành vi mang tính thể chất - Các hành vi tiếp xúc cơ thể như hôn môi, ôm, ôm quàng lấy từ phía sau
- 2) Hành vi lời nói - Hành vi nói chuyện, trêu đùa có tính dâm ô ( bao gồm cả nói chuyện qua điện thoại)
- 3) Hành vi nhìn - Hành vi cho xem, trưng bày tranh, ảnh khiêu dâm, bậy bạ,..
- 4) Hành động, lời nói làm ngươi khác cảm thấy sỉ nhục, xấu hổ về giới tính Các trường hợp phân biệt đối xử tại nơi làm việc. - Hành vi gây bất lợi đơn phương đến các điều kiện làm việc hoặc tuyển dụng như cắt tuyển dụng, giảm lương, cắt giảm thăng chức,…
Phải làm gì để ngăn chặn và đối phó với vấn nạn Quấy rối tình dục nơi làm việc?
- Các biện pháp đối phó khi bị quấy rối tình dục
- 1) Bày tỏ thái độ cự tuyệt dứt khoát đối với người có hành vi quấy rối
- 2) Lưu giữ các chứng cứ quấy rối - Ghi chép lại nội dung cụ thể như ngày, giờ, nơi bị quấy rối.
- 3) Yêu cầu đến cấp trên để có biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi quấy rối
- 4) Khai báo hoặc nhận sự tư vấn từ Văn phòng quản lý tuyển dụng lao động tại địa phương
- - Số ĐT : 1644-3119
- Ứng dụng di động: Ứng dụng “ Không vấn nạn tại nơi làm việc”
- Internet: www.moel.go.krhoặc m.moel.go.kr
Hỗ trợ y tế
- Bộ y tế phúc lợi điều trị miễn phí cho lao động nước ngoài
Medical Assistance
Nội dung hỗ trợ |
Chi phí nhập viện, chi phí phẫu thuật ( không bao gồm điều trị ngoại trú) |
Các bệnh viện được chỉ định |
Trung tâm y tế quốc gia (34 địa điểm), Bệnh viện chữ thập đỏ( 6 địa điểm), Phòng khám được thành phố công nhận (17 địa điểm). Tổng cộng 57 địa điểm |
Phạm vi hỗ trợ |
Trường hợp người lao động mắc bệnh thông thường sẽ được hỗ trợ trong khoảng 5 triệu won, đối với các bệnh nặng , nếu nộp kết quả chẩn đoán của cơ quan y tế tương ứng và đơn trình bày lí do thì có thể được hỗ trợ từ 10 triệu won |
Giấy tờ cần thiết |
hộ chiếu, Thẻ đăng ký người nước ngoài( ứng với chủ thẻ),… |
Mọi thắc mắc |
Mọi thắc mắc xin liên hệ miễn phí Trung tâm điện thoại về phúc lợi y tế về số 129) |
Tội phạm nhẹ
- Luật xửphạt tội nhẹ không bao gồm các tội phạm nguy hiểm, áp dụng với các hành vi gây hại cho người khác hoặc chống lại quy định nơi công cộng
Categories of Minor Offenses Subject to Fines
Đối tượng nộp phạt tiền vi phạm |
Hành vi cố ý vứt rác, giấy vệ sinh, kẹo cao su, mẩu thuốc lá,… |
Cố ý đi tiểu/ đại tiện hoặc nhổ nước bọt bừa bãi trên đường, công viên,. |
Các hành vi lôi kéo động vật như chó, đại tiện, nhổ răng |
Các hành vi ngắt hoa, bẻ cây, viết vẽ bậy trong công viên, nhà trẻ |
Hành vi chặn đường , gây chuyện mà không có lý do chính đáng |
Hành vi điều chỉnh âm lượng của các nhạc cụm đài, ti vi quá lớn |
Hành vi gây mất trật tự, nói hoặc hát quá to |
Hành vi tự ý xen ngang khi đang xếp hàng tại ga tàu, bến xe |
Tội phạm (bạo hành)
- Bạo hành thân thể người khác, ức hiếp hoặc xâm nhập vào nơi ở của người khác Xử phạt đối với hành vi phá hoại đồ đạc thuộc quyền sở hửu của người khác
Assault and Other Crimes
Ví dụ |
Trường hợp khi yêu cầu thêm rượu và nhân viên quán thịt can ngăn, nếu có hành vi chửi bới nhân viên sẽ bị tuyên phạt tù vì tội có ý bạo hành đối với người A ( Tháng 5 năm2012). |
4 người bao gồm “B” bị bắt vì giam hãm và đánh đạp đồng nghiệp do không trả tiền cho vay để đánh bạc.( Tháng 5 năm 2009) |
6 người bao gồm C đã bị bắt vì hình thành băng nhóm và có hành vi bạo hành tập thể ( Tháng 06 năm 2011) |
Tội phạm giao thông
- Luật giao thông đường bộ quy định các mục liên quan đến hành vi và trách nhiệm của người lái xe hoặc người đi bộ trên đường.
Traffic Violations
Đối tượng nộp phạt tiền vi phạm |
Hành vi đi vào làn đường dành cho xe hơi ở đường có phân rõ làn đường dành cho xe hơi và đường dành cho người đi bộ. |
Hành vi sang đường trái phép, không sử dụng đường cho người đi bộ và cầu vượt. |
Hành vi để đồ vật có khả năng cản trở giao thông trên đường |
Hành vi đi lang thang trên đường khi say rượu. |
Hành vi đứng, ngồi, nằm để cản trở giao thông trên đường. |
Hành vi ném đồ ra ngoài từ trên ô tô đang lưu hành trên đường. |
Hành vi không đội mũ bảo hiểm đối với người lái xe máy và người đi cùng. |
Hành vi lái xe khi không có giấy phép lái xe |
Hành vi lái xe trong trạng thái say rượu. |
Tội đánh bạc
- Ngoại trừ mục đích giải trí nhất thời, các hành vi đánh bạc lấy tiền đều bị xử phạt vì tội đánh bạc Trường hợp phạm tội thường xuyên sẽ chịu mức phạt cao hơn
Gambling Crimes
Ví dụ |
18 người bao gồm B đã bị xử phạt vì tội đánh bạc tại nơi cư trú của người nước ngoài tại thành phố OO Tỉnh Gyeonggi-do, do A là người quản lý và 6 máy đánh mạt chược đang được sử dụng. ( Tháng 06 năm 2012). |
13 người ở nhà hàng do A làm quản lýccó lắp đặt máy đánh mạt chược được mang đến từ Trung quốc và 84 con bạc chơi thường xuyên tại đây đã bị bắt ( Tháng 12 năm 2010). |
Làm việc ở ngành giải trí
- Hành vi tiếp khách, lôi kéo giải trí thông qua múa, hát hoặc mời rượu tại các quán Karaoke. Hành vi giới thiệu cho người khác về những hành vi trên cũng bị xử phạt
- Nếu phát hiện làm việc tại nơi giải trí người lớn có thể bị cưỡng chế đuổi khỏi nơi cư trú